Có điều kiện vẫn đi học nghề

Mức độ cạnh tranh vào lớp 10 THPT ngày càng căng thẳng, sức ép này đang đè nặng lên việc dạy và học ở bậc THCS trong khi không phải học sinh nào cũng thích hợp với việc tiếp thu lượng kiến thức lớn. “Lãng phí, nặng nề, thậm chí là bế tắc khi  ai cũng phải chạy đua vào lớp 10” - lãnh đạo một trường THCS chia sẻ.

Thực tế hiện nay không ít phụ huynh, học sinh cảm thấy mù mịt khi biết năng lực con em mình khó có thể đỗ vào trường THPT nào trước sức cạnh tranh cao của kỳ tuyển sinh này. Phụ huynh cũng chỉ mong cho con đỗ được vào trường THPT nào đó nên càng gây sức ép cho nhà trường và học sinh. Nếu có định hướng phù hợp, cả nhà trường, gia đình và bản thân các em sẽ không phải vất vả một cách vô ích chỉ để đối phó với một kỳ thi”.

Có điều kiện vẫn đi học nghề

Học nghề tại sao không?

Điều mà phụ huynh băn khoăn nhất là nếu con không học lên lớp 10 thì sẽ đi đâu, làm gì? Nhiều bậc phụ huynh hoàn toàn không có thông tin về định hướng cho con sau THCS. Ai cũng nghĩ là chỉ có con đường duy nhất lên THPT rồi lên ĐH. Nhưng đây không phải là đường duy nhất, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.

Có thể thấy, rất nhiều trường hợp cần định hướng ngay sau bậc THCS nhưng đa số phụ huynh do thiếu thông tin và lo ngại về chất lượng đào tạo các trường ngoài khối phổ thông nên vẫn cứ dồn tải lên bậc THPT. TS. Nguyễn Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng nhận định, tình trạng thi cử nặng nề, gây sức ép lớn với nhà trường, học sinh, phụ huynh ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội, TP.HCM … có nguyên nhân chính ở việc thiếu phân luồng sau THCS.

Trợ lý Hiệu trưởng trường phổ thông Pascal Nguyễn Vĩnh Hà cho rằng: “Các trường THCS rất ít khi được tiếp cận với các trường đào tạo nghề, không có thông tin để tư vấn, định hướng cho phụ huynh, học sinh. Muốn phát huy đúng năng lực, sở trường của học sinh nhưng thì thầy cô, nhà trường phải chỉ được cho phụ huynh con đường tiếp theo. Ngoài ra, áp lực công việc chủ nhiệm trường công quá lớn, lớp quá đông, nên công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp trong trường công vẫn chưa được chú trọng”.

Có điều kiện vẫn đi học nghề

"Gia đình có điều kiện, có thể học trường tư, thậm chí là du học mà con phải vừa học vừa làm nghề vả, mình rất thương. Nhưng suy cho cùng, ai cũng phải có cái nghề. Nếu đã xác định ước mơ, thà để con học nghề, học thật giỏi. Đã không là thầy thì phải là thợ giỏi" - Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, có con trai không vào lớp 10 mà chọn học nghề, chia sẻ.

Tuổi thơ của Dũng, con chị, nghe biết bao điều về ba tấm bằng đại học của anh hai, những lần nhảy việc qua các ngân hàng và trở về học nghề ở tiệm sửa xe rồi kinh doanh xe. "Đại học cũng tốt, nhiều người có bằng đại học làm nhiều việc khác nhau, không giống chuyên ngành, không theo sở thích" - Dũng kiệm lời khi chia sẻ về người khác và chỉ xác định điều chắc chắn nhất là sở thích của mình.

Cô Nguyễn Thị Kim Chi, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hiền (Q.12, TP.HCM, nơi Dũng học lớp 9), cho rằng:"Có em đã xác định không thể học cao nhưng gia đình cứ ép vào trường công lập, tạo nên căng thẳng. Có em mê học nghề, gia đình bảo điều kiện học nghề làm gì! Có em chưa định hướng gì cho tương lai, tiếng anh giở mà gia đình muốn phấn đấu du học".

Nguồn: tổng hợp


098.778.2201
Chat Zalo