Những lầm tưởng của người dùng về công nghệ 5G

Công nghệ 5G đang ngày càng phổ biến, nhưng công nghệ và tính năng liên quan vẫn còn là điều khá mới mẻ với người dùng tại Việt Nam. Nhiều tin đồn đi kèm với 5G đã tiếp tục gây ra những cuộc tranh luận gay gắt. Sự tranh cãi này cũng phản ánh rằng hiểu biết hiện tại của người dùng về 5G vẫn còn tương đối hạn chế và rất dễ bị hiểu nhầm.

Những lầm tưởng của người dùng về công nghệ 5G

5G rất nhanh, đây là thông tin mà ai cũng biết. Là công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm, "băng thông lớn và tốc độ cao" là một trong những nền tảng để cải thiện trải nghiệm. Riêng khía cạnh này, thực tế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực công nghiệp.

Đây là lý do tại sao 5G được đặt nhiều hy vọng, bởi vì 5G sẽ mang lại nhiều thay đổi hơn cho cuộc sống của mọi người. Bản thân các đặc điểm của 5G cho thấy, nó không chỉ liên quan đến cuộc sống của mọi người mà còn liên quan đến sự phát triển của các ngành như công nghiệp.

Có ba tính năng chính của công nghệ 5G là độ trễ thấp, tốc độ cao và mạng phổ biến nhờ phủ sóng rộng rãi. Trong đó, độ trễ đề cập đến thời gian để một gói dữ liệu từ người gửi nhận hoặc tín hiệu phản hồi. Độ trễ thấp của đường truyền mạng rất hữu ích trong việc sử dụng thiết bị thông minh hàng ngày để chơi trò chơi và xem các video.

Tuy nhiên, độ trễ thấp không chỉ mang lại sự cải thiện trải nghiệm giải trí mà còn đối với các ứng dụng công nghiệp, độ trễ thấp mang lại sự cải thiện rất lớn, có thể đạt được sự phát triển tự động và thông minh hơn.

Những hiểu lầm phổ biến nhất khi nói về 5G

5G rất mạnh mẽ với tín hiệu nhanh là điều không thể phủ nhận, nhưng ở giai đoạn này, nhiều chức năng dường như được áp đặt lên trên 5G. Điều này đã gây ra một số hiểu lầm về 5G.

Những lầm tưởng của người dùng về công nghệ 5G - 1

Công nghệ 5G sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống

Đầu tiên là y học từ xa. Mọi người thường nói rằng 5G có thể xây dựng nền tảng y học từ xa và các kịch bản khác. Nói một cách khách quan, 5G thực sự có thể là một trợ giúp cho y tế từ xa.

Giống như giai đoạn dịch bệnh vừa qua, 5G có thể giúp thông báo tới lực lượng y tế của địa phương và quốc gia một cách nhanh chóng, cũng như hỗ trợ các y, bác sĩ tiến hành tư vấn và thăm khám thông qua các bệnh viện dã chiến. Nhưng điều này dựa nhiều hơn vào chức năng liên lạc của mạng 5G chứ không phải kịch bản phẫu thuật “mọi lúc mọi nơi” như không ít người vẫn tưởng tượng.

Thực tế, phẫu thuật là một vấn đề rất khắt khe, yêu cầu về môi trường vô trùng rất cao, không thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Đối với tình trạng y tế từ xa từ bệnh viện đến bệnh viện thì 5G chỉ là một giải pháp.

Một mặt, độ trễ từ thiết bị đến trạm gốc và giao tiếp từ trạm gốc vẫn còn hạn chế, đây là đặc điểm về độ trễ không thể vượt qua về vật lý. Mặt khác, các kết nối không dây như 5G vẫn kém độ tin cậy. Với các ca phẫu thuật từ xa, đường truyền cáp quang sẽ đảm bảo hơn so với việc sử dụng tín hiệu không dây như 5G.

Thứ hai là lái xe tự động. Đúng là trong những trường hợp lý tưởng, 5G được kết hợp với hệ thống lái xe tự động và đường đô thị thông minh, để cung cấp một phương tiện giao thông không người lái như trong các bộ phim viễn tưởng, đó là điều mọi người mong muốn. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển của lái xe tự hành không nhất thiết phải liên quan đến 5G.

Hiện tại, việc lái xe tự hành chính thống vẫn bị chi phối bởi các giải pháp địa phương. Một mặt, nó liên quan đến vấn đề bảo mật dữ liệu, việc tải lên tất cả dữ liệu lái xe thực sự sẽ làm tăng rủi ro về dữ liệu.

Không những vậy, dù tốc độ 5G nhanh nhưng độ trễ thấp còn phụ thuộc vào giới hạn của thiết bị đến trạm gốc. Một khi xe tự hành di chuyển với tốc độ cao, các vấn đề về độ trễ liên quan đến tín hiệu 5G sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cá nhân và cả phương tiện.

Điều này hiện rất khó kiểm soát, vì vậy việc xử lý cục bộ thông tin lái xe tự hành có thể vẫn là xu hướng chủ đạo trong kỷ nguyên 5G. Khi lái xe tự hành phát triển ở một mức độ nhất định trong tương lai, tải lên dữ liệu thông qua mạng 5G, kết hợp với giao thông thông minh để đề xuất tuyến đường tốt nhất và tối ưu hóa ùn tắc đô thị là một cách.

Cuối cùng là Internet of Everything (IoE hay còn được gọi là Internet vạn vật). Khi bàn về 5G, nhiều người sẽ đề cập đến sự kết nối giữa IoE và 5G, thực tế, từ góc độ phát triển của Internet vạn vật, trong lĩnh vực nhà thông minh, không có nhiều nhu cầu về 5G.

Công ty phân tích Gartner cũng tin rằng Internet vạn vật và 5G không nhất thiết phải liên quan đến nhau, điều này chủ yếu là do nhiều sản phẩm IoE không có nhu cầu cao về khả năng băng thông rộng lớn và độ trễ thấp duy nhất của 5G, và hầu hết chúng là truyền gói dữ liệu.

Hiện nay, các thiết bị gia dụng thông minh và sản phẩm khác có thể thấy kết nối WLAN 2.4GHz vẫn là xu hướng chủ đạo, thậm chí có những bộ định tuyến không dây còn phát triển riêng không dây 2.4GHz cho nhà thông minh.

Theo ICTNEWS


098.778.2201
Chat Zalo