Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng đầy rẫy những gương mặt xa lạ và bạn như đông cứng lại hoặc có cảm giác muốn rời đi. Với một số người, sự tự tin là khi bạn cảm thấy tin tưởng vào bản thân và biết rằng mình có thể đối mặt với bất kỳ bất trắc nào.
Bạn có ngăn bản thân tham gia một trải nghiệm mới do cảm thấy sợ hãi? Cảm thấy sợ thứ gì đó là cách tâm trí bảo vệ bạn khỏi bị tổn hại. Nhưng não bộ cũng có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi trước những thứ vô hại, chẳng hạn như việc phát biểu trước đám đông.
Để nỗi sợ lấn át sẽ ngăn bạn thực hiện ước mơ một cách toàn diện. Sự tự tin chỉ được hình thành từ việc bạn có thể hành động, bất chấp sợ hãi.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta, trên con đường sự nghiệp đầy khó khăn và thử thách. Không ai có thể trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực trước khi trở thành người mới. Việc là người mới trong một lĩnh vực đồng nghĩa với việc thất bại một, hai lần hoặc thậm chí nhiều hơn. Bằng cách chấp nhận thất bại, bạn sẽ biết được cách nào sẽ hiệu quả, qua đó giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra quyết định. Đừng để thất bại ngăn bạn cố gắng.
Bạn có đang nói nhỏ hoặc quá nhanh không? Cách bạn giao tiếp là thứ có thể quyết định ấn tượng của người khác đối với bạn.
Khi bạn nói ngọng, lẩm bẩm hoặc nhỏ dần, người nghe có thể không hiểu lời bạn. Dẫn đến sự nghi ngờ về những gì bạn đang cố gắng truyền đạt.
Cứ nói từ từ và rõ ràng một cách chậm rãi, luyện tập nói rõ từ. Hãy nghe lại ghi âm của bản thân để cảm nhận cách bạn nói.
Trong lúc căng thẳng, bạn có thể kích hoạt phản ứng chống trả, bỏ chạy hay đóng băng. Điều này có thể khiến bạn vô tình nín thở hoặc thở dốc. Khi bạn nhận ra nhịp thở thay đổi, hãy cố gắng bình tĩnh và để ý hơi thở.
Bắt đầu bằng cách hít thật sâu, sau đó di chuyển hơi thở đến dạ dày để cơ hoành mở rộng sau đó thở ra. Nếu đang ở một mình, bạn cũng có thể thử các bài tập thở để cải thiện tâm trạng. Điều này giúp bạn thư giãn và đưa những suy nghĩ đó trở lại thời điểm hiện tại.
Theo Psych2Go