8 Việc Làm Được Trả Lương Cao Nhất Ngành Công Nghệ Thông Tin Năm 2020

Vượt qua những thử thách từ đại dịch Covid-19, Công nghệ thông tin vẫn là một trong những lĩnh vực mang đến thu nhập hấp dẫn. Trong đó nổi bật là một số vị trí được trả mức lương cao trong năm 2020.

Từ đầu năm 2020 đến quý đầu của 2021, mức lương của các nhà phát triển phần mềm vẫn tiếp tục tăng không ngừng. Các chuyên gia đứng đầu những tổ chức doanh nghiệp lớn trên thế giới nhận định rằng vai trò của Công nghệ thông tin nói chung, và nghề lập trình viên nói riêng là nền tảng phát triển “phải có” và cần được duy trì vững mạnh.

Dựa trên khảo sát được thực hiện trong suốt mùa hè và nửa cuối năm 2020, Robert Half , công ty tư vấn nguồn nhân lực toàn cầu trụ sở tại California, đã đưa ra số liệu báo cáo về xu hướng tuyển dụng và mức lương năm 2020 của ngành Công nghệ thông tin. Dưới đây là danh sách các vị trí được trả lương cao nhất.

viec-lam-cong-nghe-thong-tin-luong-cao

Những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao vào năm 2021:
- Chuyên gia Trí tuệ nhân tạo AI và học máy (machine learning)
- Chuyên viên phân tích dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp
- Chuyên gia bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
- Chuyên viên báo cáo và phân tích dữ liệu
- Nhà khoa học dữ liệu
- Lập trình viên (web, phần mềm, thiết bị di động, full-stack, cơ sở dữ liệu)
- Kỹ sư phần mềm / đám mây / dữ liệu / an ninh mạng
- Kỹ sư DevOps
- Chuyên gia hỗ trợ người dùng
- Quản trị viên CNTT (cơ sở dữ liệu, mạng, hệ thống)

 

8 vị trí Công nghệ thông tin được trả lương cao nhất năm 2020:

1. Kiến trúc sư đám mây (Cloud Architects)
Vai trò được trả lương cao nhất vào năm 2020 và được dự đoán tiếp tục nằm trong top được săn đón là kiến ​​trúc sư đám mây.

Điện toán đám mây (cloud computing) cho phép chúng ta tạo ra các dự án phức tạp với các trung tâm dữ liệu tốt nhất trên thế giới và một mức giá vô cùng phải chăng. Kiến trúc sư đám mây là những người quản lý các chiến lược điện toán đám mây của một tổ chức, bao gồm thiết kế ứng dụng đám mây, kiến trúc đám mây, mô hình triển khai điện toán đám mây,... Nhờ vai trò vô cùng quan trọng này mà nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư cloud rất lớn. 
Kiến trúc sư đám mây phải hiểu và sử dụng thành thạo các hệ điều hành như Linux, Unix,... các dịch vụ điện toán đám mây, bảo mật đám mây,...
Mức lương trung bình của kiến trúc sư đám mây là: $ 146,000-174,500

2. Kiến trúc sư trí tuệ nhân tạo (AI Architects)
Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence) chính là tương lai của nhân loại. Nó trở thành chủ đề của rất nhiều dự án nghiên cứu và hội thảo về công nghệ và được quan tâm đầu tư bởi tất cả những gã khổng lồ công nghệ trên thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng và mức lương cho kiến trúc sư AI vốn đã cao và sẽ còn tăng trưởng không ngừng.
Kiến trúc sư AI là người phát triển và quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến AI của một công ty, tổ chức. Công việc của họ bao gồm đề xuất các giải pháp AI cho khách hàng cũng như xây dựng kiến trúc hệ thống dựa trên nền tảng công nghệ AI.
Kiến trúc sư AI phải thành thạo các ngôn ngữ được sử dụng cho tính toán thống kê như Python, R,... cũng như các công nghệ chính trong lĩnh vực AI như máy học Machine Learning, Deep Learning, Statistical Learning, Neural Networks,...
Mức lương trung bình của kiến trúc sư AI có thể lên đến: $ 148,000-166,000

Tham khảo "Khóa học lập trình Python - nền tảng phát triển Trí tuệ nhân tạo AI"

Tri tue nhan tao - bots

 

3. Kiến trúc sư lưu trữ dữ liệu (Data Architects)
Dữ liệu được coi là một trong những tài nguyên quý của xã hội hiện đại, vì vậy mà nó cần phải được lưu trữ cẩn thận và khai thác một cách hợp lý. Kiến trúc sư dữ liệu là những người tạo ra các kho dữ liệu này, thiết kế giải pháp và sử dụng các công nghệ lưu trữ dữ liệu để quản lý chúng một cách hiệu quả. Trên thực tế, phần lớn dữ liệu của một công ty đều được kiểm soát bởi kiến trúc sư dữ liệu.
Để trở thành một kiến trúc sư dữ liệu, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn về các công nghệ lưu trữ dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu, các công nghệ khác như J2EE, Cognos,... 
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư dữ liệu: $ 145,500-168,500

 

4. Kiến trúc sư giải pháp IoTs (Internet of Things solution Architects):
Internet vạn vật cùng với trí tuệ nhân tạo là 2 xu hướng công nghệ lớn nhất trong thời đại số. IoTs sẽ giúp kết nối mọi thiết bị thông qua Internet, để từ đó hình thành các mô hình nhà/thành phố thông minh,... Vì vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi mà kiến trúc sư giải pháp IoT lại là một trong những công việc ổn định lương cao của thời hiện đại.

Kiến trúc sư giải pháp IoTs là người chịu trách nhiệm phát triển các giải pháp và ứng dụng IoTs. Thực chất họ là những người tác động đến sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái IoTs của doanh nghiệp. Công việc của các kiến trúc sư trong lĩnh vực này cũng bao gồm hiện thực hóa các ý tưởng IoTs, xây dựng các giải pháp IoTs liên ngành,...
Kiến trúc sư giải pháp IoTs phải là người có kiến thức chuyên môn về học máy, kỹ năng lập trình tốt, kiến thức về kiến trúc phần cứng cũng như các giải pháp IoTs.
Mức lương trung bình của một kiến trúc sư giải pháp IoT là $ 133.000.


 
5. Kỹ sư / nhà phát triển phần mềm (Software Developer / Engineers)
Kỹ thuật phần mềm là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin, đặc biệt khi mà nhu cầu cải tiến, đổi mới phần mềm ngày càng lớn. Điều này đã lý giải cho nguyên nhân tại sao nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm lại cao đến vậy.
Kỹ sư phần mềm sẽ phải làm việc với khách hàng để tìm hiểu yêu cầu của họ sau đó thiết kế, phát triển, duy trì và thử nghiệm các phần mềm đã được thiết kế.
Một kỹ sư phần mềm giỏi cần phải có kỹ thuật tốt, kỹ năng lập trình và phân tích hiệu quả cũng như khả năng giao tiếp và quản lý công việc.

 

Một số vị trí công việc và mức lương trung bình năm về phát triển phần mềm:
- Lập trình viên ứng dụng di động: $135,750-161,750
- Lập trình viên web front-end: $88,000-102,000
- Lập trình viên Web: $106,250-126,500
- Chuyên viên phát triển web cao cấp: $124,750-146,000
- Kỹ sư phần mềm: $123,250-145,750
- Lập trình viên cơ sở dữ liệu: $119,000-139,000
- Lập trình viên phần mềm: $118,250-138,000
- Kỹ sư mạng / đám mây: $115,250-138,500

ky-su-DevOps

6. Kỹ sư DevOps (DevOps Engineers)
DevOps là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay, chỉ một loạt các hoạt động nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình xây dựng, kiểm thử và phát hành phần mềm bằng cách tự động hóa các quy trình cụ thể. Kỹ sư DevOps là người triển khai và vận hành phần mềm, hệ thống máy tính,... trong một tổ chức, doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm triển khai mô hình, quản lý tài nguyên được sử dụng trong quá trình vận hành, giám sát hiệu suất,....
Kỹ sư DevOps phải là người có kỹ năng lập trình tốt cũng như sử dụng thành thạo các công cụ DevOps như Gradle, Git, Jenkins,... Kiến thức về quản trị hệ thống Unix và Linux cũng vô cùng cần thiết đối với vị trí công việc này.
Mức lương trung bình của một kỹ sư DevOps là $ 123.000.

 

7. Lập trình viên Full-stack (Full-stack developers)
Lập trình viên full-stack là người có khả năng thực hiện tất cả các công việc liên quan đến phát triển ứng dụng. Vì vậy, họ là người thành thạo tất cả các kiến thức liên quan đến front-end, back-end, cơ sở dữ liệu, mạng, cơ sở hạ tầng hệ thống,...
Ngoài ra, một lập trình viên full-stack còn phải thành thạo các công nghệ liên quan đến phát triển web, phát triển API, kiến thức về AngularJS, MongoDB, Node.js,... 
Mức lương trung bình của một lập trình viên full-stack là $ 110.000.

Khóa học "Lập trình viên Full-stack bằng cấp Quốc tế giá trị toàn cầu"

 

8. Giám đốc sản phẩm (Product Managers)
Ngày nay, các công ty công nghệ muốn tồn tại đều phải không ngừng đưa ra các sản phẩm mới. Và bất cứ sản phẩm nào được phát triển thì cần có một giám đốc sản phẩm để quản lý toàn bộ quy trình. 
Giám đốc sản phẩm là người xác định mọi chi tiết của sản phẩm cũng như lựa chọn người phát triển sản phẩm đó. Các mốc thời gian trong quá trình sản xuất cũng như thời điểm ra mắt sản phẩm đều thuộc về quyền quản lý của giám đốc sản phẩm.

Giám đốc sản phẩm cần có hiểu biết sâu rộng về quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management - PLM) và thành thạo các công cụ quản lý sản phẩm như Asana, Pivotal Tracker, JIRA,... Kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả cũng cực kỳ cần thiết nếu như muốn trở thành một product manager giỏi.


Mức lương trung bình của một số vị trí quản lý sản phẩm:
- Giám đốc phát triển phần mềm: $139,000-162,000
- Quản lý mạng / đám mây: $123,500-146,000
- Giám đốc sản phẩm:$127,500-151,750
- Giám đốc dự án: $114,750-137,750

 

Kết
Với thực tế thị trường nhân lực ngành công nghệ hiện nay tại Việt Nam, “nguồn cung” hàng năm luôn chưa đáp ứng được “nhu cầu” tuyển dụng của các doanh nghiệp. Vì vậy lĩnh vực Công nghệ thông tin là một mảnh đất khổng lồ không có điểm giới hạn mang đến tương lai cực kỳ rộng mở cho các bạn trẻ có đam mê công nghệ. 

Đây là thời điểm để bạn mở cánh cửa chạm đến giấc mơ nghề nghiệp tươi sáng với mức thu nhập cao hấp dẫn và tiềm năng phát triển cao. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Aptech Saigon để nhận những thông tin mới nhất về các kiến thức công nghệ hiện đại và có cơ hội nhận học bổng khuyến học lên đến 82,000,000 VNĐ. 
 

hoc-bong (1)

[Tài liệu tham khảo: Joboko]

Đăng ký tư vấn miễn phí

Họ tên **

Điện thoại **

Email **


098.778.2201
Chat Zalo