1. Bạn học gì khi không đậu vào trường ĐH?
Bạn không đủ điểm vào trường Đại học mình mong muốn, bạn chọn một trường CĐ, ĐH nào đó đáp ứng đủ điểm số của bạn, bạn đi lệch với mong muốn ban đầu là điều đang xảy ra, điều này “bi kịch” hơn việc không học/trượt đại học rất nhiều, bạn mất 4-5 năm cho việc học ngành nghề hoặc một trường mà bạn không thích, nếu cố gắng thì bạn có thể ra trường đúng hạn, tệ hơn là bạn bỏ dỡ giữa chừng hoặc ra trường muộn hơn rất nhiều, dẫn tới sau khi ra trường thì kết quả như thế nào. Và thêm một thực trạng hiện nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay chọn ngành theo xu hướng, hoặc theo con đường đã được vạch sẵn của gia đình. Khi bản thân chưa đủ lớn, không thể trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai?", "Tôi cần gì?", "Tôi có thể làm gì?", ta dễ dàng đánh mất cái tôi và "sống bằng cái đầu của người khác".
Hoặc cũng có thể bạn dành thời gian 1 năm để ôn thi, thi lại vào trường ĐH mà bạn yêu thích, nhưng bạn có suy nghĩ lại là sau 1 năm thì kiến thức bạn mất đi bao nhiêu, điểm chuẩn ngành nghề đó tăng như thế nào, bạn tự tin bao nhiêu % là mình có thể đậu vào trường đó, và sau khi tốt nghiệp thì ngành nghề đó có còn “hot” không?
Bạn không đậu vào chương trình chính quy thì phương án học nghề là phù hợp nhất với bạn tại thời điểm này. Một số ngành nghề có thể đem đến thu nhập tốt trong thị trường lao động hiện nay và trong tương lai như các nghề liên quan đến công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe (huấn luyện viên cá nhân, huấn luyện viên yoga), sửa chữa ô tô…
Một số ưu điểm của đào tạo nghề Lập trình viên tại Hệ thống đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech Saigon:
- Tuyển sinh đầu vào không đòi hỏi cao: hiện nay, tuyển sinh đầu vào của các trường nghề chủ yếu là hình thức xét tuyển. Với điểm trung bình các môn học Tự nhiên (Toán, Anh Văn) khoảng 6,5 điểm thì các bạn có thể tự tin đăng ký xét tuyển vào Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech Saigon.
- Con đường lấy bằng Đại học ngắn nhất: sau khi hoàn tất đào tạo nghề và được cấp Chứng chỉ, nếu các bạn mong muốn được học liên thông thì cánh cửa Đại học vẫn rộng mở đối với các bạn. Như tại Aptech Saigon, sau khi học xong 2 năm và được cấp Chứng chỉ của Tập đoàn Aptech Worldwide + NCC Education, bạn có thể liên thông với hơn 60 trường Đại học quốc tế như GreenWich, Uclan… chỉ với thời gian liên thông chỉ 1,5 năm bằng hình thức học online.
- Chi phí học tập ít tốn kém nhất: phương thức đào tạo theo hình thức tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Với cách thức tín chỉ, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, SV chỉ cần hoàn thành đủ các tín chỉ thì có thể hoàn tất khóa học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy học phí đào tạo theo phương thức tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.
- Đóng học phí linh hoạt: tại Aptech Saigon, bạn có thể chọn nhiều hình thức đóng học phí phù hợp với khả năng của SV.
- Cơ hội việc làm cao nhất: đào tạo nghề hiện nay ngoài việc bổ sung kiến thức thì các trường rất chú trọng vào thực hành, đặc biệt là ngành lập trình. Tại Aptech Saigon, các bạn được đào tạo bởi các chuyên gia đã làm việc lâu năm tại các công ty đa quốc gia, nên các bạn liên tục được tiếp xúc với các bài tập, các kỹ năng giải quyết vấn đề, và được tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình, công nghệ mới nhất. Nhiều doanh nghiệp phần mềm mong muốn được tuyển dụng ngày càng nhiều SV tại Aptech Saigon vì các bạn được đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề tốt, phát huy rất tốt trong thực tế doanh nghiệp.
2. Nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai:
Theo VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin ba năm vừa qua tăng trung bình 47%/năm. Nguyên nhân là do số lượng các công ty tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin tăng 69% vào thời điểm tháng 11 năm 2016 so với năm 2012, trong đó riêng số lượng công ty phần mềm tăng đến 124%. Tuy nhiên, số lượng nhân sự cung ứng cho ngành nghề này chỉ có mức tăng trung bình 8%/năm.
Và theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cách mạng 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn "khát" nhân lực CNTT. Mức lương phổ biến bắt đầu từ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm đến nhân viên là từ 5,6 - 11,2 triệu đồng, quản lý từ 22,5 - 45 triệu đồng và giám đốc trở lên từ 67,5 triệu đồng. Hơn 80% vị trí tuyển dụng ngành IT sẵn sàng chi trả cho nhân viên của mình mức lương hơn 26 triệu đồng đối với người có trên 2 năm kinh nghiệm.
Những lý do trên cho thấy, Đại học không phải là cánh cửa duy nhất đi đến thành công. Học nghề đang là xu hướng của xã hội, với tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay thì các nhà tuyển dụng rất mong muốn được tuyển dụng các nguồn lực từ các trường nghề.
Aptech Saigon với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin, phát triển trên nền tảng thương hiệu APTECH của Tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin Quốc tế Aptech Ấn Độ, là một địa chỉ đào tạo tin cậy để các bạn đăng ký học tập.
Một số người nổi tiếng không học đại học nhưng vẫn làm chuyên gia về CNTT
1. Bill Gates - sinh năm 1955, sáng lập tập đoàn Microsoft
Bill Gates vào học Harvard trong mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông bỏ học để thành lập Microsoft cùng với người bạn Paul Allen. Năm 2007, Bill Gates nhận được bằng tiến sỹ danh dự của trường Harvard.
2. Steve Jobs - SN 1955, Tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple
Ông thành lập hãng Apple, NeXT Computer và Pixar, đây là những hãng có ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển của công nghệ và văn hóa hiện đại.
3. Mark Zuckerberg - SN 1984, tổng giám đốc điều hành của Facebook
Mark Zuckerberg từng là sinh viên trường Harvard. Hồi còn học trường ĐH danh tiếng này, Mark Zuckerberg đã phát triển Facebook trong phòng ký túc xá với ý định cho sinh viên trong trường Harvard sử dụng. Giờ đây Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Khi sự ưa chuộng dành cho Facebook bùng nổ, Zuckerberg thôi học và chuyển công ty tới California.