Tâm lý đó dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” diễn ra cả chục năm nay. Chưa kể đến, không ít người tốt nghiệp đại học nhưng trình độ chưa đạt mức “thầy”, không đáp ứng được công việc lao động tri thức.
Ép con vào đại học vì tư duy ổn định
Tư duy có bằng đại học để ổn định, con gái kiếm được chồng tốt, con trai đi làm có lương chăm sóc gia đình, phụng dưỡng bố mẹ, là suy nghĩ của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, Phương Loan (24 tuổi, tư vấn Du lịch) cho hay thời đại này khó có công việc nào gọi là ổn định, khi sự cạnh tranh, đào thải rất lớn.
Phương Loan kể, tốt nghiệp THPT, cô vẫn không định hình được ước mơ, sở trường của mình là gì. Vì vậy, nữ sinh thi đại học, đăng ký ngành Tài chính Ngân hàng, theo số đông của bạn bè cùng thời. Học xong, với tính cách thích bay nhảy, Loan lại làm nghề về du lịch.
Năng lực phải được coi trọng hơn bằng cấp
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM - cho hay điều khó khăn nhất trong việc tiếp cận dạy và học nghề là định hướng tâm lý và nhận thức của xã hội.
Là giáo viên phổ thông, cô Huyền Thảo gặp nhiều trường hợp học sinh thích học nghề sau lớp 12, tuy nhiên gia đình ép buộc phải thi đại học. Điều này đi ngược xu thế phát triển con người theo năng lực cá nhân.
Theo cô Huyền Thảo, nhiều gia đình vẫn còn suy nghĩ con phải vào đại học bằng mọi giá. Xuất phát từ tâm lý của xã hội và triết lý học làm quan của giáo dục thời phong kiến, nhiều người chưa bỏ được tư tưởng bằng cấp.
"Phụ huynh nên lắng nghe con thích gì, đam mê gì và tôn trọng sự lựa chọn của con. Học nghề hay đại học cũng là hướng tới nghề nghiệp tương lai. Học nghề chú trọng thực tiễn và thực hành, còn đại học lại vừa lý thuyết lẫn thực hành", cô Thảo nói.
Đào tạo thợ giỏi còn hơn cử nhân kém
Các chuyên gia cho rằng để tránh lãng phí nguồn lực, thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay, ngành giáo dục phải phân luồng học sinh ngay sau bậc học THCS.
Cô Nguyễn Hoàng Thảo, giáo viên dạy nghề tại Hà Nam, cho biết vai trò quan trọng của đào tạo dạy nghề sẽ giúp nguồn lao động có kỹ năng, trình độ giỏi. Nguồn nhân lực này góp phần quan trọng trong thị trường lao động. Tùy thuộc năng lực, điều kiện gia đình, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn học nghề hay học đại học. Việc làm thợ hay làm thầy cũng đều xét đến năng lực sau khi ra trường. Đào tạo thợ giỏi còn hơn cử nhân kém chất lượng, không được thị trường lao động chấp nhận.
Đăng ký tư vấn miễn phí