Bật mí những xu hướng công nghệ trong năm 2020

Chúng ta đang bước vào những năm đầu tiên của thập kỷ thứ 3 ở thế kỉ 21. Những năm 2020 sẽ hoàn thiện hơn nữa các công nghệ đã được thiết lập, cũng như các ứng dụng hoàn toàn mới sẽ được triển khai thực tế. Có thể vào thời khắc tháng 12 năm 2029, chúng ta sẽ không nghi ngờ gì về những phát minh mà ngày nay chúng ta vẫn có thể tưởng tượng. Nhưng hiện tại, dưới đây là một vài dự đoán của IBM cho các xu hướng công nghệ trong thập kỷ mới.

Những cộng sự mới - Trí tuệ nhân tạo

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể không lấy mất việc làm của số đông, nhưng chắc chắn sẽ làm thay đổi cách chúng ta đang làm việc. Các nghiên cứu hiện này về việc làm trong tương lai của Phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo MIT-IBM Watson AI Lab đã cho thấy AI sẽ giúp chúng ta nhiều hơn nữa trong những công việc mà có thể tự động hoá được, nhất là những công việc có tính lặp đi lặp lại và có thể hoạt động theo quy trình. Tuy vậy, AI sẽ ít gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới các công việc cần kỹ năng của con người như thiết kế, mỹ thuật, hay những chuyên gia xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp và cho các ngành công nghiệp.

bat-mi-nhung-xu-huong-cong-nghe-tron-nam-2020-5

Người lao động sẽ được thụ hưởng từ các giải pháp do AI đưa ra, mang lại những giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, người lao động cần bổ sung các kỹ năng mới nhằm đáp ứng việc thăng tiến trong sự nghiệp cũng như để thực thi các công việc có yêu cầu tinh vi hơn. Đây sẽ là thách thức cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Các chính phủ cũng sẽ cần phải dành nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ đào tạo và giáo dục trong khối doanh nghiệp tư nhân và có thể điều chỉnh các chính sách thuế để cho phép các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại.

Tận hưởng sự tự do linh hoạt do Đám mây lai mang lại

Điện toán đám mây, nền tảng cho phép các ứng dụng và dữ liệu được sử dụng, truy cập và quản lý mọi lúc, mọi nơi đã trở nên thông dụng trong thập kỷ qua. Đó là bởi vì điện toán đám mây đã mang đến những lợi thế vượt trội từ khả năng mở rộng, khả năng phục hồi và tiết kiệm chi phí so với các mô hinh tính toán truyền thống chủ yếu dựa trên hạ tầng phần cứng tốn kém nằm trong các trung tâm dữ liệu tập trung của doanh nghiệp.

bat-mi-nhung-xu-huong-cong-nghe-tron-nam-2020-1

Tuy nhiên, nhiều tổ chức đã sớm nhận thấy việc đưa toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp lên nền tảng của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy nhất thường không khả thi. Đơn giản là có quá nhiều hệ thống dữ liệu khác nhau về mặt kỹ thuật và địa lý để phối kết hợp. Và vì vậy, gần đây, các tổ chức lớn đang áp dụng cách tiếp cận đa đám mây lai - sự pha trộn giữa đám mây công cộng, đám mây riêng và tài nguyên tại chỗ từ các nhà cung cấp khác nhau. Điều này cho phép doanh nghiệp sử dụng giải pháp tốt nhất cho các nhiệm đồng thời tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào. Cách tiếp cận đa đám mây lai này đã trở thành một hướng đi khả thi cho các doanh nghiệp, đặc biệt khi các dịch vụ đám mây công cộng trong môi trường lai đã chứng minh khả năng hỗ trợ các nhu cầu bảo mật, bảo vệ dữ liệu và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của doanh nghiệp.

Mặc dù điện toán đám mây lai cung cấp tính linh hoạt tối đa, nhưng nó chỉ hoạt động nếu dựa trên các tiêu chuẩn mở để các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng ứng dụng một lần và chạy nó ở bất cứ đâu. 

Hiện nay, tính ưu việt của điện toán đám mây lai đã được công nhận rộng rãi, trong năm 2020, đám mây lai sẽ đi theo hướng chính thống, tạo tiền đề thiết lập mô hình cho việc ứng dụng và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Các nhà phân tích đánh giá đám mây lai sẽ tạo ra cơ hội thị trường trị giá 1,2 nghìn tỷ đô la và gần 80% những người ra quyết định CNTT sẽ ứng dụng đám mây lai trong tương lai.

Điện toán lượng tử đang dần được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn

Hiện vẫn còn là ở giai đoạn sơ khai của một trong những công nghệ hứa hẹn nhất của tương lai - Điện toán lượng tử. Tuy nhiên trong thập kỷ tới, điện toán lượng tử sẽ vượt ra khỏi phạm vi của lý thuyết để bước vào thế giới của những trải nghiệm, ứng dựng thực tế. Kể từ khi máy tính lượng tử đầu tiên được đưa lên đám mây vào năm 2016, IBM đã tập trung nâng cao tính sẵn sàng của công nghệ này, tạo tiền đề để có thể sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, các trường đại học, viện nghiên cứu và bất kỳ ai được truyền cảm hứng từ tiềm năng điện toán lượng tử. 

bat-mi-nhung-xu-huong-cong-nghe-tron-nam-2020-4

Chuỗi khối (Blockchain) đã trở nên quen thuộc như một nghiệp vụ cơ bản

Năm 2019, blockchain đã thể hiện là một trong những xu hướng công nghệ chính được xem xét nghiên cứu và ứng dụng vào các doanh nghiệp. Năm tới, công nghệ “Sổ cái số” sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng trở thành phương tiện mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng và xác minh mọi giao dịch, ngay cả khi giao dịch với chuỗi cung ứng lớn nhất toàn cầu.

IBM Food Trust là mạng blockchain đang được sử dụng bởi các nhà bán lẻ như WalMart, Albertson và Carrefour. Các nhà cung cấp thực phẩm lớn như Dole và Raw Seafoods, cũng như một loạt các đối tác trong chuỗi cung ứng, cũng đang sử dụng công nghệ để theo dõi nguồn cung ứng, vận chuyển và giao hàng. Hơn 200 ứng dụng mạnh mẽ của Food Trust cho phép các nhà bán lẻ theo dõi nhanh chóng và chính xác nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm cụ thể trong trường hợp phải thu hồi liên quan đến an toàn.

bat-mi-nhung-xu-huong-cong-nghe-tron-nam-2020-3

Một ví dụ khác là TradeLens, một mạng lưới blockchain cho chuỗi cung ứng vận chuyển toàn cầu, được tạo ra bởi A.P. Moller-Maersk và IBM. TradeLens hiện mang dữ liệu của hơn một nửa số hàng hóa vận chuyển đường biển trên thế giới. Khi các mạng blockchain như Food Trust và TradeLens phát triển và trưởng thành, chúng đã bắt đầu thu thập hàng triệu điểm dữ liệu, điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho khả năng học máy và khả năng dựa trên AI.

Với việc blockchain trở thành một nền tảng nghiệp vụ cơ bản cho ngày càng nhiều ngành công nghiệp, trọng tâm công nghệ sẽ chuyển sang khả năng tương tác - thiết lập các tiêu chuẩn cho các hệ thống mở để các mạng blockchain hiện tại có thể giao tiếp và tích hợp với các hệ thống đang có và các mạng blockchain bên ngoài khác. Các tiêu chuẩn mở sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng tốc độ áp dụng blockchain trên các ngành công nghiệp.

Điện toán biên - vũ khí sắc bén để nâng cao sức mạnh của Internet vạn vật (IoT)

Ngày nay, điện tử tiêu dùng, ô tô, xe chạy điện, các thiết bị máy móc trong các nhà máy và tất cả các loại thiết bị kỹ thuật số với các cảm biến có thể thu thập và tạo ra hàng petabyte dữ liệu. Đã có khoảng 15 tỷ thiết bị ngày càng thông minh này hoạt động ở vùng biên của các mạng tính toán. Và con số này dự kiến ​​sẽ đạt 55 tỷ vào năm 2022.

Đối với các doanh nghiệp, sự phổ biến của các thiết bị biên như vậy mang đến cơ hội các năng lực xử lý thời gian thực, từ việc có thể kiểm soát được chính xác lưu lượng giao thông trên đường phố cho tới kiểm soát được chất lượng hoạt động của một robot trong nhà máy, liệu nó có cần bảo trì, sửa chữa hay không. Thông qua các thiết bị tính toán máy tính biên, các dữ liệu được phân tích do cảm biến tạo ra bằng cách thực hiện các tính toán càng gần nguồn dữ liệu càng tốt, thay vì gửi tất cả trở lại trung tâm dữ liệu qua đám mây.

Trong thập kỷ tới chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự thay đổi đột phá của tính toán biên, với hỗ trợ bởi công nghệ 5G của ngành viễn thông - công nghệ mạng không dây tốc độ cao, độ trễ thấp rất phù hợp với nhu cầu xử lý gần với nguồn của máy tính biên. Các máy chủ nhỏ gọn, hiệu quả được đặt tại các môi trường biên của mạng viễn thông giúp gia tăng sức mạnh xử lý cho mạng kết nối.

Tính toán bền vững giúp các công nghệ AI trở nên “xanh” và thân thiện môi trường hơn

Mạng lưới các trung tâm dữ liệu là mạch máu của thế giới hiện đại. Con người dựa vào trung tâm dữ liệu cho tất cả mọi thứ, từ điện toán doanh nghiệp đến phương tiện truyền thông xã hội để phát trực tuyến các bộ phim yêu thích hoặc truyền hình trực tiếp các trận đấu bóng đá.

bat-mi-nhung-xu-huong-cong-nghe-tron-nam-2020-2

Trung tâm dữ liệu cũng tiêu thụ một lượng điện khổng lồ, chiếm tới 2% mức sử dụng năng lượng của thế giới. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với điện toán đám mây và các ứng dụng AI sử dụng nhiều dữ liệu, các trung tâm dữ liệu lớn chứa máy chủ lại càng tiêu thụ nhiều điện năng hơn nữa. Khối lượng công việc sử dụng AI đang trên đà tăng gấp đôi cứ sau ba đến bốn tháng.

Để hỗ trợ khối lượng công việc AI và đám mây, đồng thời giảm lượng khí thải carbon của các hệ thống siêu máy tính, các hãng công nghệ vào năm 2020 sẽ tích cực cải tiến để đưa ra các mô hình điện toán sử dụng năng lượng một cách bền vững hơn. Và thay vì phụ thuộc phần lớn vào các nguồn điện tái tạo, các công nghệ mới này sẽ giúp cho việc xử lý dữ liệu trở nên hiệu quả hơn về năng lượng.

Theo Forbes

Liên hệ để được tư vấn:
Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech - APTECH SAIGON
  Lầu 5, 172 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  0987782201 - 02838803888
  tuvan@aptechsaigon.edu.vn

Đăng ký tư vấn miễn phí

Họ tên **

Điện thoại **

Email **


098.778.2201
Chat Zalo