QA, QC là gì? Sự khác nhau giữa QA và QC

Bạn thường nghe về công việc QA và QC, và cũng đôi lần nhầm lẫn giữa chúng không thể phân biệt rõ ràng đâu là QA và đâu là QC. Vậy QA/ QC là gì? Sự khác nhau giữa chúng ra sao. Hãy cùng Aptech Saigon tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Sự khác nhau giữa QA và QC

QA là gì?

QA (Quality Assurance) là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thông qua quá trình xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra giữa các bên liên quan.

QC là gì?

QC (Quality Control) là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm. QC thường bao gồm hai vị trí công việc là Manual QC (không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và Automation QC (đòi hỏi kỹ năng lập trình).

Sự khác nhau giữa QA và QC

Khi nhắc đến QA và QC chắn chắn nhiều người sẽ nhầm lẫn về hai khái niệm này, tại sao lại như vậy? Nó xuất phát từ việc cả QA và QC đều là những thành phần thuộc hệ thống quản lý chất lượng và hướng đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng nhất đến tay khách hàng. Trên thực tế đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, để biết chúng khác nhau thế nào hãy tiếp tục theo dõi bài biết nhé.

Công việc của một nhân viên QA

  • Đảm bảo việc thực hiện các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn trong ngữ cảnh để xác minh của phần mềm phát triển và yêu cầu dự định.
  • Tập trung vào các quy trình và thủ tục hơn là tiến hành các thử nghiệm thực tế trên hệ thống.
  • Nhắc nhở đội ngũ phát triển trong quá trình vận hành - sản xuất.
  • Đưa ra "bộ luật" để QC test.
  • Theo dõi và điều chỉnh quy trình phù hợp và có hiệu quả hơn so với quy trình ban đầu.

Công việc của một nhân viên QC

  • Tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case,và thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng.
  • Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất.
  • Lên kế hoạch kiểm thử (thường do QC Leader thực hiện)
  • Viết Script cho automation test (nếu có áp dụng kiểm thử tự động).
  • Tập trung vào các thử nghiệm thực tế bằng cách thực hiện các phần mềm với mục đích xác định bug/defect thông qua việc thực hiện các thủ tục và quy trình.
  • Phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án.

Để trở thành một nhân viên QA bạn cần

Vững kiến thức chuyện môn: Vì đây là vị trí đòi hỏi kiến thức rộng hơn QC nên bạn cần nắm vững những kiến thức nền tảng như ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Bên cạnh đó, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn về quản trị dự án, quản trị chất lượng,...

Phát triển các kỹ năng mềm: Công việc của QA không những giao tiếp với máy móc mà còn giao tiếp với con người của các bộ phận. Vì thế việc phát triển các kỹ năng mềm là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số kỹ năng tiêu biểu:

  • Khả năng giao tiếp.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng phân tích logic.
  • Kỹ năng tổ chức công việc.
  • Tư duy sáng tạo.

Luôn học hỏi và rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp: Trong một doanh nghiệp phần mềm vị trí QA là rất quan trọng vì thế bạn cần nỗ lực không ngừng học hỏi và cải thiện bản thân. Luôn cập nhật những công nghệ mới và phát triển tư duy sáng tạo.  Bên cạnh việc rèn luyện thêm cho mình sự tỉ mỉ, chi tiết, kiên nhẫn và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Điều kiện để trở thành một QC

Kỹ năng code: QC phải có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm. Như vậy mới review được các yêu cầu của requirement.

Kỹ năng giám sát: QC đóng vai trò rất quan trọng trong công tác sản xuất phần mềm vì họ sẽ là người trực tiếp kiểm tra từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Do vậy, nếu bạn có kỹ năng giám sát tốt thì mới có thể nhanh chóng phát hiện các lỗi kỹ thuật trong quá trình được giao. Một nhân viên QC nếu không có kỹ năng giám sát tốt sẽ dễ bỏ qua lỗi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng quản lý: Đây là một kỹ năng quan trọng của nhân viên QC. Tùy vào quy mô của công ty mà mức độ yêu cầu kỹ năng này cũng có sự khác nhau. Một nhân viên QC giỏi sẽ hiểu được năng suất của từng thành viên hay bộ phận để tổ chức phân phối, huy động nhân lực đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng giao tiếp: Vì QC phải làm việc với rất nhiều thành viên khác trong team và nhất là công việc truyền đạt ý kiến, phản hồi của mình với Developer, Project Manager.

Kỹ năng xử lý sự cố: Trong quá trình sản xuất rất khó để tránh được mọi rủi ro và sai sót. Ngay khi phát hiện ra những vấn đề này, QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng và tiến độ của sản phẩm.

Không ngừng học hỏi: Cũng giống như QA để trở thành một QC giỏi, bạn cần không ngừng học hỏi để bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại. Ngoài ra rèn luyện lòng kiên nhẫn, chi tiết và tỉ mỉ là những yếu tố quyết định sự thành công của bạn.

Có thể thấy QA và QC là hai lĩnh vực liên quan nhưng công việc hoàn toàn khác nhau. QA bao quát tổng thể hệ thống chất lượng, còn QC kiểm tra chất lượng cụ thể của từng sản phẩm đó. Hi vọng Aptech Saigon đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn về QA và QC trong lĩnh vực CNTT.


098.778.2201
Chat Zalo