Thị trường CNTT thiếu hụt nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới

Mới đây trong buổi hội thảo “Những xu hướng công nghệ và việc làm nổi bật trong năm 2022”, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp phần mềm đã có những chia sẻ, về thực trạng thị trường CNTT hiện nay. Có thể thấy chúng ta đang thiếu hụt nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới. Họ còn nhấn mạnh rằng AI, IoT và quản lý dữ liệu sẽ dẫn dắt sự phát triển công nghệ trong năm nay.

thiếu hụt nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới

Cơ hội việc làm từ những công nghệ mới

Theo thống kê thị trường, ngành Khoa học máy tính đang dần trở thành động cơ chủ lực góp phần bứt phá trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Những tiến bộ trong ngành này liên quan đến các hệ thống tính toán, thuật toán, giao tiếp máy tính với con người.

Các công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), quản lý dữ liệu, học máy, điện toán đám mây trong lĩnh vực Khoa học máy tính đã tạo ra sự phát triển vượt bậc trong ứng dụng vào nhiều ngành, lĩnh vực, giúp các công nghệ này trở thành xu hướng dẫn dắt sự phát triển công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chia sẻ trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Lê Anh Ngọc, Giám đốc Swinburne Innovation Space nhận định. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ làm thay đổi giá trị, tạo ra lợi nhuận, làm cho mọi thứ trở nên tối ưu hơn. Báo cáo việc làm của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2022 cho thấy công nghệ số được áp dụng cho tất cả nền công nghiệp và quốc gia khác nhau, đặc biệt các công nghệ lõi nổi bật như Cloud, Big Data, IoT, AI… Có thể thấy những ứng dụng công nghệ đã và đang đi vào cuộc sống và trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

Với sự phát triển của những công nghệ mới đã góp phần tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho thị trường nhân lực CNTT. Tuy nhiên ngay tại các nước phát triển, việc đào tạo nhân lực vẫn gặp nhiều khó khăn và thiếu hụt rất lớn.

Đại diện doanh nghiệp, ông Trần Xuân Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VTI – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ CNTT cho thị trường Nhật Bản nhấn mạnh. Nhu cầu nhân lực ngành Khoa học máy tính ở thị trường Quốc tế là không giới hạn và đây là nghề có triển vọng phát triển vượt bậc.

Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Alex Stojcevski, Trưởng Khoa Khoa học, Điện toán và Kỹ thuật, Đại học Công nghệ Swinburne chia sẻ them rằng. Ngay tại Australia, sinh viên công nghệ có cơ hội việc làm rất tốt và hầu hết có việc từ trước khi ra trường.

Việt Nam mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu nhân lực số

Báo cáo của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật: CNTT, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin. Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này vào khoảng hơn 50.000. Nếu tính cả đào tạo nghề ở bậc cao đẳng, trung cấp thì con số này vào khoảng hơn 62.000.

Việt Nam đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực số nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 25 – 30% về cả số lượng và chất lượng.

Việt Nam cần đào tạo được tối thiểu 70.000 sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm, tăng khoảng 40% so với hiện nay. Không chỉ là vấn đề số lượng, chất lượng nhân lực cũng là thách thức lớn. Các công nghệ số đang có tốc độ phát triển nhanh, trong khi đó, chương trình đào tạo đang chưa theo kịp.


098.778.2201
Chat Zalo