Lập trình viên là một trong những ngành nghề có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn hiện nay. Nhưng để thành công với ngành nghề này không phải là một con đường bằng phảng. Yếu tố để trở thành lập trình viên thành công là phải tránh 7 sai lầm nguy hiểm và cần có 3 kỹ năng cần thiết.
John Sonmez là một developer nổi tiếng với những bài viết hữu ích giúp các developer khác xây dựng thương hiệu cá nhân, phát triển sự nghiệp. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh đã đúc kết được 7 sai lầm nguy hiểm trong công việc của lập trình viên.
Công việc của lập trình viên có thể sẽ lặp đi lặp lại nhàm chán như một cái máy. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ chỉ phó mặc cho dòng đời đưa đẩy. Sự nghiệp của bạn sẽ giậm chân tại chỗ, hoặc theo những ngả rẽ… không liên quan gì đến nhau.
Vậy, để làm chủ vận mệnh của mình, bạn hãy:
Bạn nên note lại, và dán giấy note ở những chỗ dễ nhìn thấy nhất mỗi ngày để không ngừng nhắc nhở bản thân.
Là một Software Developer, chắc bạn cũng hiểu rằng công việc của lập trình viên không chỉ có viết code mà còn bao gồm:
Ý chính ở đây là, trong cuộc sống, dù bạn làm gì, kĩ năng mềm hầu như luôn quan trọng hơn kĩ năng cứng. Vậy nên, hãy học kĩ năng mềm!
Một trong những điều mang lại lợi ích lớn cho công việc của lập trình viên, chính là tham gia vào cộng đồng. Việc tham gia một cộng dồng nào đó có nhiều lợi ích lớn lao:
Chuyên môn hóa có nghĩa là chọn một ngách nhỏ và tập trung phát triển nó. Điều này không có nghĩa là bạn không nên có kiến thức nền rộng. Tuy nhiên, hãy chọn một lĩnh vực để tập trung đào sâu hơn.
Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp. Bạn cần trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Lợi ích của việc đó là:
Và, đừng lo ngại việc chọn lựa một lĩnh vực sẽ cản trở khả năng phát triển của bạn, vì điều đó rất hiếm xảy ra.
Suốt cuộc đời bạn, nhiều thứ đến rồi đi. Bạn có thể thay đổi việc làm, thậm chí thay đổi bạn đời. Có thể giàu hoặc nghèo, cũng có thể gầy hoặc béo. Nhưng bất kể việc gì xảy ra trong đời, một điều sẽ luôn đi với bạn suốt cuộc đời… Chính là "Tên – hay thương hiệu cá nhân", một yếu tố cực kì quá trị mà nhiều developer không nhận ra.
Nếu có danh tiếng tốt, bạn có thể xoay chuyển tình thế, giúp bạn rất nhiều trong việc tìm việc làm, thăng chức, giành khách hàng sộp hay gây dựng một start-up.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành IT, bạn nên bắt đầu viết blog cá nhân. Blog là một trong nhiều cách xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn. Chọn một mảng cố định, học hỏi và viết về nó. Ngay hôm nay.
Bạn nên có những dự án ngoài giờ làm việc. Đối với công việc của lập trình viên, một side-project mang lại nhiều ích lợi mà bạn có thể không nhận ra.
Bạn có thể không bắt đầu side-project để kiếm tiền. Nhưng chúng có thể là cách tuyệt vời để tạo thêm thu nhập.
Khi phỏng vấn vị trí Software Developer, một trong những câu đầu tiên nhà tuyển dụng thường hỏi là về kế hoạch tự học. Lập trình viên đang làm gì để cải thiện bản thân?
Một người suy nghĩ không ngừng đến việc cải thiện bản thân sẽ thành công, đặc biệt trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin luôn đổi mới nhanh chóng này. Nếu không có kế hoạch gì để học hỏi điều mới hay mài dũa các kỹ năng của mình, bạn cần phải làm một kế hoạch ngay.
Đừng bỏ lỡ "Lập trình viên cần kỹ năng gì gây ấn tượng với nhà tuyển dụng"
Đối với developer, nếu biết áp dụng những kỹ thuật sales đơn giản sau đây vào công việc của lập trình viên thì, bạn sẽ thấy sự nghiệp vút bay bất ngờ.
Cấp trên hay khách hàng không quan tâm đến bạn đâu. Họ quan tâm đến những gì bạn có thể làm cho họ kìa.
Cho nên, hiểu được bức tranh toàn cảnh, hiểu được cuộc chơi mà sếp/khách hàng đang tham gia sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu/mong muốn của họ. Từ đó, bạn có thể đề xuất các giải pháp mà họ quan tâm, và trở nên nổi bật!
Nếu không biết phải tìm hiểu từ đâu, thì bạn nên nhớ rằng, nhìn chung developer được thuê vì 2 mục đích sau:
Và một trong những cách tăng lợi nhuận nhanh nhất là giảm chi phí.
Vậy, hãy chuyên sâu một ngôn ngữ lập trình/framework và biết thêm một số ngôn ngữ/framework khác. Hoặc tìm hiểu một số kiến thức liên quan, chẳng hạn UX UI…
Tích cực lắng nghe là cách hiệu quả nhất để đạt được điều này.
Trong lúc trao đổi với khách hàng tiềm năng, hãy chủ động đặt thêm câu hỏi. Chú ý cách họ phản hồi để đào sâu thông tin, nắm được vấn đề lớn nhất của họ là gì. Từ đó, bạn có thể đề xuất giải pháp đáp ứng trúng mong muốn của khách hàng.
Hầu hết chủ doanh nghiệp không phân biệt được sự khác nhau giữa C với C#, nhưng họ biết rằng họ có khúc mắc cần được giải quyết. Miễn là bạn chỉ ra được khúc mắc ấy, đề xuất được giải pháp, bạn sẽ luôn chốt được khách hàng.
Đừng “thật thà” dùng các thuật ngữ kĩ thuật khô cứng, khó hiểu khi nói chuyện với khách hàng. Đừng dùng từ ngữ họ ghét hoặc có ác cảm.
Tốt nhất là sử dụng chính các thuật ngữ của khách hàng, mô phỏng cách họ nói chuyện. Dùng các từ ngữ nâng cao giá trị dịch vụ mà bạn cung cấp.
[Theo: ITviec]