10 câu hỏi hướng nghiệp ngành Công Nghệ Thông Tin bỏ ngay vào túi

Công Nghệ Thông Tin là lĩnh vực rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Chúng ta hãy cùng “giải phẫu” 10 câu hỏi hướng nghiệp ngành học này được quan tâm nhất nhé.

Đại học là cánh cửa mà rất nhiều thí sinh sẽ phải bước qua để có bằng cấp, để vươn đến những chân trời mới. Bài viết này với những câu “hỏi xoáy đáp nhanh” sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ để giúp các em được định hướng tốt hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng ngành IT mà các em có ý định theo đuổi.

 

huong-nghiep-it

 

Học CNTT có cần giỏi môn Toán không? Em học không tốt môn này nhưng rất thích tìm tòi các thứ về máy tính, web hay game.

Không có 1 tiêu chuẩn nào cho 1 người là dân IT cần giỏi Toán. 

Tuy nhiên khi học CNTT các bạn sẽ phải tiếp cận với một khái niệm là lập trình. Hiểu một cách đơn giản “lập trình” là quá trình bạn giải quyết các vấn đề, bài toán bằng cách viết mã (code) cho máy tính hiểu với mục đích là tận dụng tốc độ và khả năng tính toán của máy tính.

Vì vậy đòi hỏi bạn phải có tư duy tốt. Tư duy logic và cái nhìn bao quát là hai yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có thành công với ngành nghề này hay không.

Nếu bạn cảm thấy bản thân không có ưu thế về các thuật Toán, có thể cân nhắc những chuyên ngành ít phải dùng đến các thuật Toán như: Thiết kế web, Thiết kế đồ họa, Kỹ sư mạng, Thương mại điện tử,… 

 

Một người mới bắt đầu học CNTT mà không giỏi tiếng Anh thì có học được không?

Nếu chúng ta dùng câu hỏi này khảo sát tất cả lập trình viên thì sẽ không ít bạn trả lời là “Có”. Hiện nay, có rất nhiều giáo trình lập trình được dịch ra tiếng Việt phục vụ cho các bạn muốn bắt đầu học từ cơ bản. Và thậm chí nhiều giáo trình được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, hàng loạt video do người Việt Nam quay và up lên Youtube để chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực lập trình. Ngoài ra, các Blogger nổi tiếng trong lĩnh vực lập trình cũng cho ra đời rất nhiều bài viết cũng như video bài học. Họ chia sẻ công khai, miễn phí cho nhiều người trên Blog lập trình của họ. Điều này chứng minh cộng đồng hỗ trợ của nghề Lập trình viên là cực kỳ mạnh mẽ. 

Những thông tin chia sẻ này sẽ hữu ích phần nào cho người mới bắt đầu tìm hiểu lập trình mà không cần am hiểu tiếng Anh. Chỉ cần bạn có kiến thức từ vựng tiếng Anh cơ bản và làm theo những chỉ dẫn.

Tham khảo thêm "Lập trình viên có cần giỏi tiếng Anh không?"

 

viec-lam-cong-nghe-thong-tin-luong-cao

 

Top câu hỏi hướng nghiệp: Công Nghệ Thông Tin là học những gì?

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy theo chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông...Ví dụ như đối với ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên sẽ được học nhóm kiến thức như sau:

  • Kiến thức cơ bản về CNTT
  • Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm…
  • Ngoài ra, sinh viên có tối thiểu một học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phần mềm có tiếng trong nước, có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.

 

Ai có thể học CNTT?

Bất kỳ ai đều có thể bước vào ngành nghề này, không cần phải là thiên tài, không cần phải giỏi Toán, chỉ cần bạn có đủ đam mê dành cho công nghệ và quyết tâm học hỏi. Nhưng bạn nên cân nhắc vì độ tuổi phù hợp nhất chính là khi bạn còn trẻ, đó cũng là lúc bộ não các bạn làm việc tốt nhất và cũng thuận lợi cho con đường sự nghiệp (không nên quá già, cũng cũng không nên quá nhỏ).

 

Học xong CNTT có thể làm những nghề gì?

Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. Khi ra trường, sinh viên được cấp bằng kỹ sư CNTT hoặc cử nhân CNTT tùy theo thời gian đào tạo. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn, thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên ngành như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thống tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng, tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực CNTT, các công ty phần mềm, mạng... các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách CNTT, hệ thống quản trị; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT.

 

web full stack

 

Học CNTT "nhàn" hay "cực" ?

Câu hỏi này có thể trả lời ở hai khía cạnh. Thứ nhất, là việc học trong trường lớp. Thứ hai, là việc học những kiến thức ở bên ngoài.

Với ý thứ nhất, phụ thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường. Với những trường có chương trình khá hàn lâm, nặng về lý thuyết thì đòi hỏi bạn phải cố gắng rất nhiều. Nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có năng lực mà còn phải chăm chỉ nữa.

Và ngược lại, cũng có những trường hoặc trung tâm đào tạo chương trình mang tính thực chiến, thiên về thực hành, ứng dụng là chính thì các bạn sẽ đỡ hơn trong việc học. 

Với ý thứ hai, như các bạn biết thì kiến thức công nghệ là rất nhiều, cập nhật thường xuyên và đổi mới từng ngày. Để giúp ích cho công việc cũng như muốn tạo ra sản phẩm nổi bật thì buộc bạn phải học các kiến thức mới nhất, thực tế hơn, những kiến thức mà doanh nghiệp cần hơn…

 

Bằng cấp có quan trọng hay không?

Trong thời đại phát triển hiện nay, thật ra bằng cấp không quan trọng bằng thái độ và năng lực thật sự của một người. Ngoài bằng cấp đại học, còn những điều khác ảnh hưởng không kém đến công việc của bạn, đó chính là ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó còn những kiến thức, kỹ năng tích lũy thêm trong quá trình làm việc.

Nhưng điểm số và bằng cấp chính là minh chứng cho việc một sinh viên xem trọng việc học, xem trọng quá trình rèn luyện và tích lũy của mình, thái độ có trách nhiệm với việc học, là bước đầu tiên doanh nghiệp nhìn đánh giá sơ bộ về năng lực. Đặc biệt nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu bạn có một dự án cuối khóa tốt.

luong-cong-nghe-thong-tin

(ảnh: Vietnamwork)

 

Học CNTT ra trường lương cao lắm ?

Điều này báo chí đã đề cập đến khá nhiều. Nhưng sẽ không có câu trả lời chính xác là "Đúng" hay "Sai" cho khái niệm này. Thu nhập của một người làm trong ngành CNTT sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm tích lũy, thời gian và ưu điểm nổi trội của sản phẩm công nghệ làm ra.

Chúng ta cứ nghĩ đơn giản như thế này, điều gì khó mà ít ai làm được thì lương sẽ cao. Lương ngành IT cao cũng chính vì nó đòi hỏi người làm phải bỏ “chất xám” nhiều vào công việc.

Hãy thử làm phép so sánh một chút. Một người học CNTT mới ra trường lương tháng khoảng 9 – 10 triệu đồng, không tính làm thêm giờ và một người công nhân lương tháng khoảng 6 – 7 triệu. Cả hai đều làm 8 tiếng một ngày. Vậy ai lương cao hơn?

Điều rõ ràng là con số thu nhập của người làm CNTT cao hơn. Nhưng hãy phân tích kỹ hơn. Người làm IT nói chung thường phải suy nghĩ nhiều, giải quyết vấn đề, công việc có thể lặp lại nhưng không vấn đề nào quá giống nhau. Có những lúc không làm được thì căng thẳng thực sự vì trí não hoạt động liên tục. Còn người làm công nhân, công việc gần như lặp lại hàng ngày, ít căng thẳng về chuyên môn hơn.

Vậy nên đồng lương mà dân CNTT nhận được cao vì nó xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra thôi. Không có chuyện việc nhàn lương cao.

Nếu bạn cố gắng có thể nhận lương 40-50 triệu/tháng là chuyện bình thường. Tất cả phụ thuộc vào bạn, nhưng không phải ai cũng có thể đạt được mức lương đó sau 5 – 6 năm. Nói chung là còn phụ thuộc vào tư duy và sự hiệu quả trong công việc thực tế của bạn ra sao nữa.

 

Đừng bỏ lỡ "8 Việc Làm Được Trả Lương Cao Nhất Ngành Công Nghệ Thông Tin Năm 2020"

 

Ngành CNTT ra trường dễ xin việc ?

Từ “dễ” ở đây các bạn phải hiểu là cơ hội việc làm nhiều, chứ không phải là ai cũng có thể dễ dàng xin việc sau khi học CNTT ra. Nếu trong quá trình học, bạn không chịu chủ động tìm tòi cập nhật thêm công nghệ mới thì những kiến thức, kinh nghiệm bạn tích lũy được sẽ không đủ để nhà tuyển dụng “để ý” đến bạn.

Một lẽ đơn giản các công ty họ tuyển bạn vì hai lý do. Thứ nhất là bạn CÓ KINH NGHIỆM và CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC VIỆC. Thứ hai, nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhưng họ thấy bạn có tố chất, có tiềm năng thì họ cũng sẵn sàng đào tạo bạn. 

Vậy nên kết luận là ngành CNTT đúng là có cơ hội việc làm nhiều, nhưng ứng viên sáng giá lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Nghĩa là người học thì nhiều nhưng người làm được việc thì chẳng được bao nhiêu.

Tham khảo "Top 5 ngành nghề được dự đoán "khan hiếm" nhân lực đến năm 2025"

 

viec-lam-IT

 

Chưa đủ năng lực thi vào các trường Đại học lớn thì nên học CNTT ở đâu?

Có tấm bằng đại học là con đường đi bằng phẳng, dễ đi hơn dành cho các bạn trẻ nhưng đó không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Thực tế khi tuyển dụng, đa số doanh nghiệp, lãnh đạo cơ quan vẫn nhìn vào kỹ năng mềm và năng lực thực sự của các bạn chứ không chỉ là tấm bằng cử nhân, kỹ sư... 

Hiện nay Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh về công nghệ thông tin và có không ít thành tựu trên đấu trường quốc tế. Vì vậy, ngành học CNTT đã và đang được Bộ giáo dục cũng như nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư để bồi dưỡng nhân tài lĩnh vực này. 

Bên cạnh những trường Đại học chính quy, các bạn có thể tìm hiểu những trường tư thục hoặc trung tâm đào tạo khác như:

  1. Arena
  2. FPT
  3. Aptech Saigon: chuyên đào tạo lập trình viên quốc tế với bằng cấp giá trị toàn cầu.

 

Vì sao nên lựa chọn học tại Aptech Saigon ?

Chương trình đào tạo của Aptech được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao và công nhận về chất lượng có giá trị toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng học viên mong muốn phát triển nghề lập trình, Aptech Saigon đưa vào chương trình giảng dạy các khoá học cung cấp những kiến thức xu hướng công nghệ được cập nhật mới nhất. 

Nhằm hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện niềm đam mê lập trình đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp phần mềm hiện nay, Aptech Saigon tổ chức nhiều chương trình khuyến học. Trong đó, chương trình “Học bổng trao tay, chắp cánh tương lai” với những phần học bổng giá trị lên đến 82,000,000 VNĐ. 

Thông tin chi tiết về học phí và chương trình hỗ trợ TẠI ĐÂY 

Các bạn hãy liên hệ phòng tuyển sinh Aptech SaiGon để được tư vấn miễn phí qua Hotline 098.778.2201 nhé!

 

Đăng ký tư vấn miễn phí

Họ tên **

Điện thoại **

Email **


098.778.2201
Chat Zalo