Sau khi Windows 11 ra mắt, cụm từ TPM được quan tâm khá nhiều, vì nó là yêu cầu bắt buộc để được nâng cấp Windows 11. Vậy TPM là gì? Tại sao lại cần TPM khi cài Windows 11?
Trong bài viết hôm nay hãy cùng Aptech Saigon tìm hiểu nhé.
TPM là một con chip nằm trên bảng mạch máy tính dùng để bảo mật phần cứng. TPM viết tắt của Trusted Platform Module, còn được gọi là ISO / IEC 11889. Nó được biết đến như là một cách bảo mật trên PC thường được yêu cầu tích hợp riêng cho máy tính để bàn PC và Laptop cho doanh nghiệp.
TPM có 2 phiên bản, phiên bản 1.2 ra đời năm 2011 và phiên bản 2.0 ra đời năm 2019.
Ban đầu nó được sử dụng trong Bộ quốc phòng của Mỹ, sau này thì được sử dụng rộng ra cả thị trường ngoài. TPM sẽ được sử dụng để nhận dạng thiết bị, xác thực, mã hóa và xác minh tính toàn vẹn của thiết bị, bảo vệ mật khẩu.
TMP thuộc tập đoàn công nghiệp máy tính có tên Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
Với việc nâng cấp tính năng bảo mật Windows 11 yêu cầu bạn phải bật TPM, mục đích là để khi bạn đặt mật khẩu cho máy tính. Lúc này mật khẩu sẽ không lưu vào ổ cứng như hồi xưa, mà bây giờ nó sẽ mã hoá trên con chip TPM đó. Nền tảng cho khoá vân tay, khoá khuôn mặt trên máy tính. TPM là lá chắn của Microsoft chống lại tội phạm mạng, bao gồm lừa đảo và ransomware.
Bảo vệ phần cứng: giả sử bạn tháo ổ cứng trên máy, nó sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của máy và thấy thiếu nó sẽ không cho hệ thống khởi động vào, tránh trường hợp bị đánh cắp (sử dụng BitLocker Drive trên Windows).
Đầu tiên nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh tpm.msc rồi Enter.
Máy tính sẽ trả về kết quả như sau:
Máy tính có TPM 2.0
Máy tính không có TPM 2.0
Một số máy tính đặc biệt được đăng ký sẽ có thể được cài đặt Windows 11 mà không cần TPM 2.0. Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ không có cơ hội sử dụng chúng. Thay vào đó thì hiện tại với bản Windows 11 Insider Preview đầu tiên thì mình thấy rất nhiều bạn đã tận dụng mỗi lỗi trên Windows 10 để có thể nâng cấp.